Công việc và nhiệm vụ của nhân viên tiếp thực nhà hàng

Nhà hàng là một trong những dịch vụ đem lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn. Bộ phận tiếp thực nhà hàng đóng vai trò không hề nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, khiến khách du lịch ấn tượng và quay trở lại khách sạn. Chính vì vậy, nhiều khách sạn chú trọng tuyển dụng nhân sự cho bộ phận này.

Nhân viên tiếp thực là gì?

Là vị trí thường có trong các nhà hàng của khách sạn lớn. Nhiệm vụ chính của bộ phận tiếp thực là hỗ trợ nhân viên phục vụ set up đồ dùng, vệ sinh khu vực, vận chuyển dụng cụ đến đúng vị trí cần phục vụ, bưng bê đồ ăn để đảm bảo bữa ăn của thực khách không phải chờ đợi hay bị gián đoạn.

Nhân viên tiếp thực là gì?

Công việc cụ thể của một nhân viên tiếp thực trong nhà hàng

1.Làm vệ sinh và set up nhà hàng

-Bắt đầu vào ca làm việc, nhân viên tiếp thực phối hợp với nhân viên phục vụ làm vệ sinh khu vực tiếp thực

-Chuẩn bị nước sốt, nước chấm, gia vị, chanh, ớt phục vụ cho các món ăn. Nếu được phân công, nhân viên tiếp thực phải thực hiện những khâu đơn giản như pha chế nước mắm, nước xốt đảm bảo đúng tỷ lệ và mùi vị mà bếp trưởng giao.

 

-Dọn dẹp và lau chùi các lọ đựng gia vị, di chuyển chúng đến nơi quy định của nhà hàng.

-Chuẩn bị những dụng cụ như chén, đĩa, dao, nĩa, muỗng,… để khách có thể dùng bất cứ lúc nào.

2.Tiếp nhận Order từ khách hàng

-Nhân viên tiếp thực tiếp nhận order từ nhân viên phục vụ và kiểm tra lại thông tin của khách cho chính xác

-Thông báo cho bộ phận bếp và những món ăn cần chế biến

Xem thêm: 3 lý do khiến công việc trong nhà hàng khách sạn trở nên “hot” nhất hiện nay

3.Vận chuyển thức ăn từ khu vực bếp đến khu vực phục vụ khách được quy định

-Trước khi mang đồ ăn từ nhà bếp đến bàn khách hàng, cần kiểm tra chất lượng món ăn trước có đúng quy chuẩn hay không trước khi mang ra phục vụ khách

-Đảm bảo món ăn được phục vụ theo đúng yêu cầu từ order của nhân viên phục vụ, đúng khách hàng, đúng bàn và đúng loại gia vị cũng như nước xốt

Sắp xếp dụng cụ vào đúng vị trí của bàn ăn

-Trong quá trình vận chuyển thức ăn phải cẩn thận, tránh tình trạng bị rơi, vỡ, đổ hay sai lệch trang trí trên món ăn

-Bàn giao cho nhân viên phục vụ để họ đưa đến bàn của khách

4.Làm vệ sinh khu vực hậu cần

-Phối hợp với nhân viên tạp vụ, nhân viên phục vụ đảm bảo vệ sinh khu vực ra món và khu vực hậu cần, cần đảm bảo luôn sạch sẽ, không bị trơn trượt

-Thu dọn các dụng cụ mà khách đã dùng từ khu vực hậu cần của nhà hàng

-Phân loại dụng cụ tại khu vực hậu cần trước khi đưa xuống khu vực rửa chén đĩa

-Đảm bảo mọi dụng cụ không bị vỡ, trầy, xước

5.Các công việc khác

-Giải đáp thắc mắc: Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng hỏi, bạn cần phải nắm các kiến thức và thông tin của nhà hàng để giải đáp các nhu cầu và thắc mắc của khách hàng. Trong tường hợp bạn không chắc chắn, cần liên hệ lại với bộ phận khác để tránh đưa thông tin sai lệch.

-Khi nhà hàng quá đông khách, bộ phận tiếp thực phải hỗ trợ nhân viên phục vụ bổ sung gia vị khi thực khách yêu cầu thêm. Hoặc hỗ trợ bộ phận bếp trang trí thức ăn, mang đồ ăn ra cho khách hàng.

-Hỗ trợ khi khách hàng muốn đổi món, đổi bàn hay hủy món ăn,… để báo lại với bộ phận bếp

Hỗ trợ nhân viên phục vụ mang đồ ăn ra cho khách

Để có thể làm tốt công việc, bạn hãy chuẩn bị những kỹ năng cơ bản và hiểu rõ công việc mình cần thực hiện. Nếu bạn yêu thích và muốn theo đuổi nghề này thì cần trau đồi và rèn luyện kỹ năng ngay từ bây giờ nhé!

Xem thêm: Những yêu cầu an toàn khi làm việc tại bếp khách sạn – nhà hàng

Please follow and like us: