Vai trò của nhà quản lý trong kinh doanh khách sạn

Quản lý khách sạn là một công việc không hề dễ dàng, đơn giản, bởi họ không chỉ đảm đương vị trí là một nhà quản lý mà còn đóng vai trò là một nhà ngoại giao, một chuyên gia tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp. Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành có nói rằng: “một nhà quản lý giỏi quyết định đến 50% sự thành công của một khách sạn”.

Tại sao họ lại có nhận định như vậy? Liệu nhà quản lý khách sạn có thực sự quan trọng như vậy hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

  1. Vai trò quản lý

Nhà quản  lý khách sạn là người chịu trách nhiệm về tất cả các công việc diễn ra trong khách sạn, bao gồm: công việc bộ phận phòng, nhà ăn, dịch vụ vui chơi – giải trí, quản lý nhân sự, doanh thu… Đó chính là công việc chính của một người quản lý khách sạn.

Quản lý khách sạn là công việc đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ cao

Nếu ở khách sạn có quy mô nhỏ thì lượng công việc sẽ ít hơn và người quản lý gần như sẽ quán xuyến tất cả công việc. Nhưng đối với một khách sạn lớn tầm cỡ 4, 5 sao trở lên, khối lượng công việc vô cùng nhiều, đội ngũ nhân viên lớn đòi hỏi có các cấp bậc quản lý khác nhau, như: quản lý bộ phận, quản lý chuyên môn, nhưng vẫn có một người quản lý chính theo dõi hoạt động của các bộ phận bên dưới mình.

Người giữ vai trò quản lý chung của khách sạn là người đại diện cho chủ khách sạn thực hiện toàn bộ các khâu tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động của khách sạn. Đảm bảo khách sạn vận hành hiệu quả, các dịch vụ mà khách sạn cung ứng hoạt động tốt, thu hút được khách hàng và mang về được nguồn lợi nhuận cao.

Xem thêm: Những khó khăn cơ bản mà các nhà quản lý khách sạn hay gặp phải

2. Vai trò ngoại giao

Không chỉ thực hiện công việc quản lý, người quản lý khách sạn còn là người đại diện cho khách sạn thực hiện công việc ngoại giao với đối tác và khách hàng. Quản lý khách sạn phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, tiếp thu ý kiến và xử lý khiếu nại của khách hàng (nếu có). Mỗi khách hàng là một tính cách khác nhau, để xử lý tốt và làm hài lòng được tất cả khách hàng, yêu cầu người quản lý khách sạn phải vô cùng khôn khéo, có khả năng ngoại giao tốt.

Quản lý khách sạn còn đảm nhận vị trí là nhà ngoại giao đại diện cho khách sạn

Hơn thế nữa, nhà quản lý khách sạn còn đại diện cho chủ đầu tư tìm kiếm và ký hợp hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ cho khách sạn. Để có thể hợp tác vui vẻ và mang về nguồn lợi ích cho khách sạn, đòi hỏi người quản lý phải có tầm nhìn, khả năng đàm phán tốt, linh hoạt trong giao tiếp và ứng xử.

3. Vai trò là chuyên gia tư vấn

Không chỉ là trợ thủ đắc lực cho chủ khách sạn trong công việc quản lý, các nhà quản lý khách sạn còn là cố vấn tuyệt vời giúp chủ đầu tư đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển tốt nhất. Vì là người chịu trách nhiệm trực tiếp tại khách sạn, người quản lý khách sạn có nhiều thời gian tiếp xúc với khách hàng họ biết được nhu cầu của khách hàng là gì, đặc điểm của đối tượng này ra sao. Nên chắc chắn, khi xây dựng các chiến lược quảng bá và thu hút khách hàng, chủ khách sạn và bộ phận truyền thông không thể không tham khảo ý kiến của người quản lý.

Quản lý khách sạn là người cố vấn cho chủ khách sạn và là chuyên gia tư vấn cho đội ngũ nhân viên cấp dưới

Quản lý khách sạn còn là người xây dựng và tổ chức triển khai nội dung công việc cho từng bộ phận, từng vị trí. Vì vậy, khi các quản lý, trưởng bộ phận có điều khúc mắc hay yêu cầu gì có thể bàn bạc và lấy ý kiến từ người quản lý chính.

4. Vai trò là người đào tạo

Để quản lý mọi công việc, để khách sạn hoạt động  một cách hiệu quả thì việc xây dựng một bộ máy nhân sự chuyên nghiệp với kỹ năng nghiệp vụ cao, tinh thần trách nhiệm với công việc tốt thì không thể thiếu khâu đào tạo. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân viên sẽ do trưởng bộ phận hay người quản lý của bộ phận đó thực hiện, những khách sạn sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự xây dựng và tiến hành triển khai công việc đào tạo cho nhân viên mới hay bổ sung nghiệp vụ cho nhân viên đã công tác tại khách sạn.

Thường xuyên tư vấn, đào tạo cho nhân viên cũng là một phần công việc của người quản lý

Chắc chắn, sau khi đọc bài viết này các bạn sẽ cảm thấy vô cùng nể phục những nhà quản lý tài giỏi đang làm việc trong các khách sạn lớn. Họ có thể cùng một lúc đảm đương nhiều vị trí như vậy, điều đó không phải là dễ dàng. Nếu bạn cũng đang có một khao khát muốn trở thành nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp thì ngay bây giờ hãy bắt tay vào rèn luyện bản thân. Với những gợi ý  về vai trò của nhà quản lý khách sạn ở trên, chắc rằng bạn cũng đã xác định được những kỹ năng cần phải học rồi đúng không.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm quản trị khách sạn

Please follow and like us: