Vai trò của MRA trong sự phát triển của ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam

MRA hiện nay là một trong những thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực khách sạn và đóng vai trò quan trọng vào sự thành công và khẳng định thương hiệu. Trong bài viết lần này, Asiky xin gửi đến bạn toàn bộ thông tin liên quan đến thuật ngữ này.

  1. MRA là gì?

MRA (hay MRAs) là từ viết tắt của Mutual Recognition Arrangements, là thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN. Một trong những nội dung đáng chú ý của thỏa thuận này là việc di chuyển lao động tự do giữa các nước. Chính vì vậy, đây được coi là cơ hội rất lớn đối với ngành kinh doanh Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn từ cũng như là nhân lực trong lĩnh vực này.

MRA thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean

Cho đến cuối năm 2015, các nước trong thỏa thuận MRA đã kí với nhau 8 lĩnh vực dịch vụ bao gồm dịch vụ kỹ thuật (12/2005); dịch vụ điều dưỡng (12/2006); dịch vụ kiến trúc và dịch vụ khảo sát (11/2007); hành nghề y, nghề nha khoa và dịch vụ kế toán (02/2009); hành nghề du lịch (11/2012).

  1. Điều kiện trong thỏa thuận MRA

MRA mang đến cho các doanh nghiệp khách sạn rất nhiều cơ hội phát triển như tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể làm việc tại bất kỳ khu vực nào trong thỏa thuận, nhân viên này phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Người lao động có thể làm việc trong một trong 32 lĩnh vực dịch vụ khách sạn và lữ hành theo được quy định, ngoại trừ hướng dẫn viên du lịch.

Các điều kiện trong thỏa thuận MRA

– Người lao động phải được đào tạo và được cấp chứng nhận về trình độ du lịch.  Chứng nhận đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn trình độ chung ASEAN về du lịch (ACCSTP) và được cấp bởi một Hội đồng chứng nhận nghề du lịch tại nước mình.

– Người lao động phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật hiện hành của nước sở tại

  1. Vai trò của MRA với kinh doanh khách sạn

Theo nghiên cứu của những chuyên gia trong ngày du lịch: Việc đạt được thỏa thuận MRA đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, song song với đó cũng tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức.

MRA đưa ra một khung tiêu chuẩn nghề nghiệp chung và được cộng đồng ASEAN công nhận, vậy nến người lao động có thể dịch chuyển tự do trong khu vực để tìm kiếm việc làm, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, phát triển trình độ. Tuy nhiên chính điều này cũng đã gây ra những khó khăn cho những lao động bản địa nếu họ không đáp ứng được yêu cầu chung của khu vực về trình độ, kinh nghiệm…

Chính vì vậy, để nâng cao được trình độ của người lao động trong nước, Bộ VHTT&DL nước ta cũng đã nghiên cứu và lựa chọn những nhân sự có năng lực tham gia vào các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để xây dựng, phát triển đội ngũ viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề liên quan đến nhà hàng– khách sạn: Buồng phòng, Lễ tân, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn. Bên cạnh đó, ngành du lịch, khách sạn nước ta tham gia xây dựng các tài liệu hướng dẫn đào tạo cũng như đánh giá nhân viên theo tiêu chuẩn của MRA đã được thông qua.

Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn về ngành du lịch

Hiện nay, nước ta đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn quốc gia và đang trong quá trình chuyển thành 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOs – Tourism Occupational Skills Standards, do Liên minh châu Âu hỗ trợ hoàn thành.

Trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, ASEAN đã xây dựng và ban hành 6 tiêu chuẩn nghề nghiệp, gồm:

– 4 tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực Lưu trú Du lịch: Lễ tân, Housekeeping, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn

– 2 tiêu chuẩn nghề thuộc lĩnh vực Lữ hành: Đại lí du lịch, Điều hành tour

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuật ngữ MRA trong khách sạn. Nếu bạn còn muốn có bất cứ thông tin nào trong lĩnh vực khách sạn, hãy liên hệ với chúng tôi tại Asiky – Đơn vị cung cấp phần mềm quản lý khách sạn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Phần mềm quản lý cho khách sạn chuyên nghiệp

 

Please follow and like us: